Tim hiểu những lý do vì sao mứt dừa không khô và cách khắc phục đơn giản tại nhà. Tới đây Fasmpo sẽ tiết lộ cho bạn bí quyết giúp bạn làm mứt dừa thơm ngon, dẻo mềm đúng chuẩn cho ngày Tết thêm trọn vẹn!
Mứt dừa luôn là món ngon không thể thiếu trong dịp Tết, mang đến hương vị ngọt ngào cho mùa xuân. Hôm nay, hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp tìm hiểu xem vì sao mứt dừa không khô không chuẩn vị và những mẹo khắc phục tình trạng mứt dừa bị ướt cực kỳ hiệu quả nhé. Vào bếp cùng Fasmpo ngay nào!

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao làm mứt dừa không khô?
Vì sao mứt dừa không khô có thể đến từ việc chọn dừa quá già hoặc quá non là nguyên nhân chính khiến mứt dừa không khô khi sên.
Ngoài ra, trong quá trình rửa dừa và để ráo nước, nếu bạn không chờ nước ráo hoàn toàn mà vẫn để nước đọng trong cùi dừa, khi ướp sẽ khiến nước chảy ra nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng mứt và đây chính là nguyên nhân tại sao mứt dừa không khô. Và một số nguyên nhân khác cực kì quan trọng cùng ngó xem bạn có đang gặp tình trạng nào dưới đây không nhé!
Mứt dừa không thể kết tinh được
Một trong những lý do chính khiến mứt dừa không kết tinh là do thiếu đường hoặc sử dụng quá ít đường trong công thức. Lượng đường có thể điều chỉnh tùy theo khẩu vị, nhưng cần phải đảm bảo tỷ lệ phù hợp. Nếu cho quá ít đường, mứt dừa sẽ không kết tinh hoặc bị xỉn màu, không còn vẻ trắng đẹp mắt như mong muốn.

Nấu đường bị cháy
Khi làm mứt dừa, một vấn đề thường gặp là đường bị cháy, khiến các miếng mứt dừa bị keo dính lại với nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do bạn để lửa quá lớn khi sên mứt, làm cho đường dễ bị cháy. Để tránh điều này, hãy luôn để lửa nhỏ và kiên nhẫn sên từ từ. Nếu vội vàng, mẻ mứt sẽ dễ bị hỏng và lãng phí. Đừng quên rằng, làm mứt đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn để có được những miếng mứt dừa thơm ngon, đẹp mắt!

Trường hợp bị chảy nước sau 1 ngày
Nhiều người nghĩ rằng sên mứt dừa xong là đã thành công, nhưng sau vài tiếng hoặc một ngày, mứt dừa không khô bị chảy nước, không để được lâu. Đây là một trong những lỗi phổ biến khi làm mứt dừa.
Và vì sao mứt dừa không khô lâu, bạn nên lưu ý khi sên xong, bạn nên để mứt dừa ra hong trước quạt cho ráo hẳn. Nếu muốn mứt khô hơn, có thể đem phơi nắng hoặc sấy trong lò ở nhiệt độ 100 độ C khoảng 15 phút. Sau đó, lặp lại việc dùng bao tay sốc mứt trước quạt đến khi mứt hoàn toàn khô ráo, quạt thêm 2-3 giờ để đảm bảo độ khô.
Nếu trường hợp vẫn ướt thì đây là cách xử lý mứt dừa không khô. bạn có thể cho lại lên chảo và sên thêm lần nữa để đường bám chặt hơn, sau đó để nguội và bảo quản trong túi buộc kín.
Đặc biệt, khi làm mứt từ dừa non, cần lưu ý rằng lượng nước trong cùi dừa non nhiều hơn dừa già. Vì vậy, hãy ngâm đường lâu hơn một chút để cùi dừa non tiết ra nhiều nước hơn, nhờ đó mứt dừa sẽ khô ráo hơn khi sên.

Mứt bị khô và cứng
Khi làm mứt dừa, nhiều người gặp phải tình trạng mứt bị khô và cứng, ăn không ngon. Nguyên nhân chính là do khi đường đã kết tinh, bạn vẫn tiếp tục đảo mứt. Điều này sẽ khiến mứt dừa bị khô và cứng, không còn giữ được độ mềm mại như mong muốn. Thậm chí, nếu đảo quá lâu, phần kết tinh còn chuyển sang màu vàng, không còn giữ được vẻ trắng đẹp như ban đầu.
Để khắc phục điều này, bạn chỉ cần dừng đảo khi đường đã kết tinh hoàn toàn, để mứt dừa tự nhiên ngấm đường và khô dần. Hãy chắc chắn rằng bạn không đảo quá lâu sau khi đường đã kết tinh để giữ được độ mềm mại và màu sắc đẹp mắt cho mứt.

Thảm khảo: bí quyết để làm mứt dừa khô giòn ngon hơn
Một số lưu ý khi bảo quản mứt dừa
Với một số lưu ý quan trọng này hi vọng bạn sẽ làm thành công món mứt dừa và biết được cách xử lý mứt dừa không khô.
- Sên mứt đúng cách: Để tránh tình trạng mứt dừa bị chảy nước, cần sên mứt đến khi đường kết tinh hoàn toàn và mứt khô ráo. Nếu bạn thắc mắc vì sao mứt dừa không khô, nguyên nhân có thể do chưa sên đủ thời gian hoặc để lửa quá lớn khiến đường chưa bám đều.
- Hong khô mứt kỹ trước khi bảo quản: Sau khi sên, hãy để mứt dừa ra khay, hong trước quạt hoặc phơi nắng để mứt khô hoàn toàn. Nếu có lò sấy, bạn có thể sấy ở 100 độ C trong 10-15 phút để đảm bảo mứt thật ráo.
- Bảo quản trong túi hoặc hũ kín: Mứt dừa sau khi hong khô nên được bảo quản trong túi zip hoặc hũ thủy tinh kín. Tránh để mứt tiếp xúc với không khí hoặc nơi ẩm ướt vì sẽ khiến mứt hút ẩm và dễ bị chảy nước.
- Không bảo quản gần nơi nóng ẩm: Mứt dừa cần được cất ở nơi khô ráo, thoáng mát. Hạn chế đặt gần bếp hoặc nơi có nhiệt độ thay đổi liên tục, vì điều này có thể khiến đường trên mứt tan ra.
Những mẹo nhỏ này không chỉ giúp mứt dừa khô ráo, thơm ngon lâu hơn mà còn giải đáp thắc mắc vì sao mứt dừa không khô mà bạn có thể gặp phải trong quá trình làm và bảo quản.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được vì sao mứt dừa không khi, bị chảy nước hoặc không đạt độ ngon như mong muốn? Đọc ngay để nắm bí quyết làm mứt dừa hoàn hảo từ khâu chọn dừa, sên đúng cách đến cách bảo quản để giữ mứt luôn khô ráo, thơm ngon! Có một mùa tết trọn vẹn.
Hãy thử ngay những mẹo hữu ích này, tự tin làm ra món mứt dừa chuẩn vị ngày Tết, mang đến niềm vui trọn vẹn cho gia đình và bạn bè. Đừng quên cùng Fasmpo đi tiếp những chuyên mục hữu ích dành cho bạn nhé.